Những tác dụng và tác hại của rau má mang lại cho sức khỏe !

Tweet


Những tác dụng và tác hại của rau má mang lại cho sức khỏe: Rau má là loại rau khá gần gũi và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày các nàng nhỉ.


Những tác dụng và tác hại của rau má mang lại cho sức khỏe:

Rau má là loại rau khá gần gũi và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày các nàng nhỉ. Rau má từ lâu đã được biết đến như là một bài thuốc cực tốt dành cho sức khỏe như là chữa mụn nhọn, mề đay, giải độc.... Trong rau má có nhiều vitamin và khoáng chất có lợi dành cho sức khỏe.

Cách dùng rau má khá đơn giản, các nàng có thể dùng ăn sống trực tiếp, giã vắt lấy nước hoặc chế biến thành các món ăn để dễ măm hơn. Tuy nhiên, không chỉ hoàn toàn là tác dụng đâu nhé, các nàng cũng cần lưu ý cả những tác hại của rau má nữa để có cách sử dụng "đúng và đủ" hơn, cùng tham khảo nhé.

Ảnh minh họa 1 - Những tác dụng và tác hại của rau má mang lại cho sức khỏe !

Tác dụng của rau má

  •  Hạ sốt. Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.
  •  Giúp tăng trí nhớ. Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.
  •  Tốt cho các bệnh tim mạch. Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
  •  Làm đẹp. Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.
  •  Làm lành vết thương. Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.
  •  Giảm stress. Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai... Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Tác hại của rau má:

  • Gây sảy thai. Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.
  • Tăng lượng đường trong máu. Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này, hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.
  • Nhức đầu. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống lạm dụng nước rau má để giải nhiệt, có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy bạn không nên sử dụng quá nhiều.
  • Giảm khả năng mang thai. Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.
  •  Tiêu chảy. Rau má là loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.
  •  Làm giảm tác dụng của thuốc. Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Một số lưu ý khi dùng rau má:

  1. Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40 g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.
  2. Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  3. Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Những tác dụng và tác hại của rau má mang lại cho sức khỏe !28/03/2017

Những tác dụng và tác hại của rau má mang lại cho sức khỏe !
4.3 (3) votes

Tweet


  • TỪ KHÓA:   


Top khuyến mãi mua nhiều giá sốc




Hỏi đáp - Góp ý:


Tên (*):

Thư điện tử (*):

Website:

Bình luận (*):

emoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.com

Phản hồiHủy bỏ

Bài liên quan

Bài mới cập nhật