Truyền thuyết "quỷ đói" - nỗi ám ảnh kinh hoàng và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn trong dân gian !

Tweet

Theo phong tục của người Việt thì tháng Bảy có tên gọi là tháng cô hồn. Vậy nguồn gốc của tháng cô hồn là gì, và vì sao lại có tháng cô hồn, các


Theo phong tục của người Việt thì tháng Bảy có tên gọi là tháng cô hồn. Vậy nguồn gốc của tháng cô hồn là gì, và vì sao lại có tháng cô hồn, các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhéẢnh minh họa 1 - Truyền thuyết quỷ đói - nỗi ám ảnh kinh hoàng và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn trong dân gian !

Ảnh minh họa 2 - Truyền thuyết quỷ đói - nỗi ám ảnh kinh hoàng và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn trong dân gian !

Theo truyền thuyết dân gian, vào tháng 7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ môn quan từ ngày 2/7 để cho ma quỷ, cô hồn được trở lại cõi trần, và đến rằm thì phải quay về bởi cửa ngục sẽ đóng lại. Trong số những cô hồn, ma quỷ quấy phá người dân, dân gian thường nhắc tới quỷ đói (ngạ quỷ).

Từ xa xưa, Phật giáo đã quan niệm con người có 2 phần: một phần hồn và 1 phần xác. Phần hồn sẽ vẫn tồn tại, còn phần xác sẽ về với cát bụi. Ngạ quỷ là 1 dạng tái sinh, nếu như khi còn sống làm nhiều việc thiện thì khi chết đi sẽ được đầu thai làm người ở kiếp khác.Ngược lại, nếu làm điều xấu nhiều, tùy theo mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống các tầng địa ngục, nhẹ thì đầu thai làm súc sinh, và nhẹ nhất là làm ngạ quỷ.

Là tín ngưỡng dân gian liên quan đến linh hồn, quỷ đói nên trong văn hóa người Việt, nhiều người thường truyền tai nhau về các điều kiêng kị mỗi khi tháng cô hồn về. Đó là việc nhiều người cần kiêng ra đường vào ban đêm, đặc biệt là trẻ con. Bởi nhiều người tin rằng ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nhiều nhất nên cần tránh xa, ở trong nhà kẻo bị "ám" hay bắt mất. Không chỉ thế, mọi người còn kháo nhau không nên đi ra sông, biển vào tháng cô hồn. Bởi ngạ quỷ thường sống ở nơi ẩm ướt, nếu bơi dễ gặp phải chúng, bị kéo chân dẫn đến chết đuối...

Vì thế cứ tới tháng 7 âm lịch, nhiều nhà thường chuẩn bị mâm lễ cúng chúng sinh, hay mâm cúng cô hồn như 1 hành động nhân đạo, cứu giúp chúng sinh - những ngạ quỷ, ma đói được ăn no, có áo mặc. Và mọi người, đặc biệt là trẻ con tuyệt đối không được sờ vào thức ăn trên mâm cúng như gạo, cháo, muối trước khi đem cúng bởi đó được cho là việc chọc giận ngạ quỷ...

Mặc dù những điều kiêng kỵ trên chưa được bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh là đúng nhưng theo tín ngưỡng dân gian, cúng cô hồn được cho là hành động mang tính nhân văn, thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống với người đã khuất.

( Sưu tầm)

Truyền thuyết "quỷ đói" - nỗi ám ảnh kinh hoàng và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn trong dân gian !24/08/2017

Truyền thuyết "quỷ đói" - nỗi ám ảnh kinh hoàng và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn trong dân gian !
https://iunauan.com/images/290x137/520x245/anh1-iunauan.com-gqwtun341959431.jpg
5 (1) votes

Tweet


Hỏi đáp - Góp ý:


Tên (*):

Thư điện tử (*):

Website:

Bình luận (*):

emoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.com

Phản hồiHủy bỏ

Bài liên quan

Bài mới cập nhật