Có nên dọn dẹp lông “vùng kín” thường xuyên không?

Tweet


Trong văn hóa truyền thống hàng nghìn năm nay, con gái thường chưa có nhận thức đúng đắn về các bộ phận nhạy cảm của mình, và lông “vùng kín” vì


Trong văn hóa truyền thống hàng nghìn năm nay, con gái thường chưa có nhận thức đúng đắn về các bộ phận nhạy cảm của mình, và lông “vùng kín” vì thế cũng ít được đề cập đến. Thực tế, các nàng cần phải hiểu về chính cơ thể mình mới có thể đề phòng bệnh tật, giữ gìn sức khỏe. Dưới đây là những khám phá thú vị về lông “vùng kín” mà khoa học vừa khám phá bảo đảm khiến chị em khi đọc sẽ há hốc mồm kinh ngạc!

Tác dụng của lông “vùng kín”

Lông “vùng kín” là một trong những đặc trưng giới tính của cơ thể người, nó mọc lên như thế nào phụ thuộc vào các kích thích tố sinh dục. Khi cơ quan sinh sản phát triển đầy đủ, long sẽ mọc ở xung quanh bên ngoài gần cơ quan sinh dục. Thông thường ở nữ giới là từ 11 - 12 tuổi, khi buồng trứng bắt đầu phát triển, tiết ra hormone sinh dục thì nó cũng bắt đầu mọc. Tuyến mồ hôi ở cơ quan sinh dục lớn, lượng mồ hôi tiết ra sẽ nhiều, lông mu sẽ hút bớt mồ hôi và dịch dính tiết ra từ âm hộ và phát tán ra xung quanh. Nó đóng vai trò như một “chiếc máy thông gió, đổi khí” cho bộ phận này. Ngoài ra, lông mu có tác dụng giữ ấm, đảm bảo nhiệt độ bình thường quanh vùng kín. Nó còn có tác dụng làm giảm bớt sự cọ sát, đau rát khi động tác “yêu” nhanh. Trong xã hội nguyên thủy, khi loài người còn chưa có thói quen mặc quần lót, vùng "vi ô lông" này còn có tác dụng bảo vệ “cô bé”, tránh để vật lạ hay vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, bảo vệ chức năng của bộ phận sinh d.ục.

Ảnh minh họa 1 - Có nên dọn dẹp lông “vùng kín” thường xuyên không?

Lông “vùng kín” không phải lá chắn bảo vệ

Sự thật thì ngày nay vẫn còn nhiều cô nàng có quan niệm, lông “vùng kín” sẽ giúp che chắn cho “cô bé” được an toàn trong mọi tình huống, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng sự thật lại không phải thế. Bác sĩ da liễu Sejal Shah (New York, Mỹ) cho biết, lông vùng k.ín không phải là một cơ quan bảo vệ hoàn hảo cho “cô bé”. Những lớp lông này khá mềm và mỏng, không thể chống lại các căn bệnh tình d.ục thường gặp. Đặc biệt, môi trường rập rạp và ẩm thấp tại đây còn chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn cư ngụ, sinh ra những chứng bệnh như mụn cóc sinh d.ục, nấm

Màu chân mày cũng nói lên màu lông “vùng kín”?

Nhìn lông mày cho ra kết quả chuẩn 99% màu lông “vùng kín”! Bác sĩ phụ khoa Wendy Askew (Viện chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở San Antonio, M đã vừa tiết lộ một sự thật mà có thể khiến nhiều chị em há hốc mồm, theo đó, màu sắc của long “vùng kín” sẽ trùng khớp với màu nguyên thủy của lông mày. Kết quả này cũng cho thấy việc nhìn màu tóc để đoán màu lông “vùng kín” là sai lầm và không chính xác.

60% nam giới thích “vùng kín” của chị em không có vi-ô-lông

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã khảo sát 1.110 nam giới và phụ nữ về thái độ của họ với long “vùng kín” của mình. Kết quả, hầu hết mọi người tham gia cuộc khảo sát đều thích kiểu vi-ô-lông gọn gàng, sạch sẽ. 95% người tham gia còn cho biết, họ thường có thói quen cắt hoặc loại bỏ một ít long “vùng kín” mỗi lần một tuần. Đặc biệt hơn, có khoảng 60% nam giới trả lời họ thích “vùng kín” của các nàng luôn sạch sẽ trơn tru.

Lông “vùng kín” sẽ làm trì hoãn sung sướng khi "yêu"?

Sự thật thì lông “vùng kín” hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cuộc “yêu” của chúng ta. Nhiều chị em hiểu lầm tai hại rằng, lông “vùng kín” càng rậm thì quá trình “yêu” càng khó khăn do chúng cản trở. Nhưng khoa học đã chứng minh, việc ma sát trong quá trình làm “chuyện yêu” hoàn toàn không bị đám “cỏ” này tác động vì chúng quá mỏng.

 “Vùng kín” bốc mùi là do lông quá rậm?

Nhiều chị em vẫn lầm tưởng “vùng kín” bốc mùi là do vi-ô-lông của mình quá rậm rạp, nhưng bản chất những lớp lông này không tạo ra mùi hôi khó chịu mà là do sự hoạt động của vi khuẩn cùng tuyến bã nhờn ở dưới lỗ chân lông. Tuy nhiên, đó cũng có thể là mùi đặc trưng của nữ giới khiến các chàng say đắm đấy!

Có nên “dọn dẹp” lông “vùng kín” thường xuyên không?

Đối với những cô nàng có lông mọc quá dày rậm, nếu mặc kín và quá bí sẽ khiến cho “cô bé” bị ẩm ướt, bí hơi, khiến các loại nấm dễ sinh sôi tạo thành vi khuẩn gây bệnh. Lúc này, việc thường xuyên “dọn dẹp” lông “vùng kín” sẽ giúp cho “cô bé” luôn khô thoáng, sạch sẽ, giảm nhiều nguy cơ bị viêm nhiễm, loại bỏ được các bệnh thường gặp như: viêm ngoài “cô bé” do nấm…

- Sưu tầm -

Có nên dọn dẹp lông “vùng kín” thường xuyên không?02/03/2018

Tổng hợp cách làm món lẩu ngon


Những món ăn ngon cho ngày Tết nguyên đán


Có nên dọn dẹp lông “vùng kín” thường xuyên không?
4.1 (8) votes

Tweet


  • TỪ KHÓA:   


Top khuyến mãi mua nhiều giá sốc




Hỏi đáp - Góp ý:


Tên (*):

Thư điện tử (*):

Website:

Bình luận (*):

emoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.com

Phản hồiHủy bỏ

Bài liên quan

Bài mới cập nhật